7 chiến lược giúp quản lý đồng nghiệp cũ khi bạn trở thành sếp

Trở thành "sếp" của đồng nghiệp có thể giúp bạn thay đổi mọi thứ - hoặc không.

7 chiến lược giúp quản lý đồng nghiệp cũ khi bạn trở thành sếp

Được thăng chức, bạn sẽ có nhiều quyền lực hơn, có thể thực hiện những thay đổi cho tổ chức mà bạn luôn mong muốn. Nhưng bạn vẫn muốn được đồng nghiệp đối xử như cũ.

Tuy nhiên, một sếp mới cố gắng duy trì sự thân thiện hòa đồng với tất cả mọi người, có thể sẽ khiến mọi người thất vọng. Khi bạn quan tâm đến tình bạn hơn kết quả công việc, những quyết định tồi tệ thường không thể tránh khỏi. Nếu bạn sợ bị gọi là "hách dịch", bạn có thể không bắt mọi người phải chịu trách nhiệm hoặc bạn có thể tránh đưa ra quyết định không phổ biến.

Một khi đã trở thành sếp, bạn cần nhận ra rằng mối quan hệ của bạn với đồng nghiệp đã khác. Quan trọng là bạn cần tìm phương pháp giúp bạn làm chủ mọi tình huống. Nếu cứ cố gắng giữ mọi thứ như cũ thì bạn và vị trí của bạn sẽ gặp vấn đề.

Chiến lược cho quá trình chuyển đổi thành công

Bạn có thể sẽ đạt được điều này bằng cách đối xử với mọi người một cách trung thực và bằng cách tin tưởng họ. Dưới đây là 7 chiến lược mà bạn có thể áp dụng:

  1. Hãy khiêm tốn: Chấp nhận rằng bạn có thể sẽ phạm sai lầm và sẵn sàng thừa nhận sai lầm của mình. Điều quan trọng nữa là bạn không quá lời về vị trí mới hoặc thành công của mình. Thực tế không may là một số người có thể lựa chọn tập trung vào những sai sót của bạn. Bạn cũng có thể gặp phải sự chống đối hoặc cản trở. Hãy để ý đến những hành vi này và xử lý chúng ngay lập tức và chủ động.
  2. Nói chuyện: Trao đổi với nhóm của bạn ngay từ đầu. Hãy chia sẻ những lo ngại của bạn về quá trình chuyển đổi với đồng nghiệp và lắng nghe ý kiến của họ. Bạn cũng có thể phải giải quyết cảm xúc của những đồng nghiệp khác đã cạnh tranh vào chức vụ cùng với bạn. Bạn có thể phải mất rất nhiều thời gian trong việc ngoại giao, nhạy bén và hiểu biết.
  3. Chia sẻ mong đợi: Những đồng nghiệp của bạn không quen làm việc với bạn trong mối quan hệ sếp - nhân viên. Hãy làm rõ quy trình làm việc mới của bạn và cho họ biết những gì bạn mong đợi.
  • Bạn có tổ chức họp nhóm thường xuyên không?
  • Bạn sẽ có chính sách "mở cửa" chứ?
  • Ưu tiên của bạn là gì?
  • Bạn sẽ giao tiếp như thế nào?
  • Mục tiêu của bạn là gì?
  • Họ sẽ đánh giá như thế nào?

Làm rõ và thường xuyên cập nhật mong đợi của bạn. Bạn càng bắt đầu sớm một mô hình giao tiếp mở trong bộ máy càng tốt.

  1. Thiết lập ranh giới : Bạn biết rằng, bạn không thể làm bạn với mọi người trong mối quan hệ ngang bằng như trước đây. Hãy suy nghĩ về điều này có nghĩa là gì và mối quan hệ của bạn với người khác sẽ thay đổi như thế nào.
  2. Cẩn trọng trong lời nói : Bạn không còn được tự do chia sẻ mọi ý kiến ​​của mình như trước đây. Khi bạn thể hiện sự không hài lòng với điều gì đó, bạn có thể ảnh hưởng đến nhân viên của bạn. Nếu bạn nói rằng bạn không thích ai đó, bạn có thể ảnh hưởng đến thái độ của nhóm bạn đối với người đó. Là sếp, bạn phải xem những gì bạn nói và hiểu rằng lời nói của bạn có sức mạnh ảnh hưởng đến ý kiến ​​và hành vi của các thành viên trong nhóm.
  • Chú ý tới mọi người như nhau - tránh dành thời gian chỉ với một nhóm cố định.
  • Tham dự các chương trình hoạt động giao lưu của nhân viên, nhưng chú ý rời đi sớm để nhân viên có thể nói chuyện thoải mái với nhau.
  • Xây dựng kết nối với các đồng nghiệp mới (những người từng là sếp của bạn).
  • Ăn mặc khác biệt - đây có thể là một dấu hiệu tinh tế rằng vị trí của bạn bây giờ đã khác.
  • Bởi vì bạn hiểu các đồng nghiệp cũ của mình, bạn sẽ tìm ra cách để có những cuộc trò chuyện thân mật. Không phải ai cũng phản ứng với sự cởi mở theo cùng một cách, vì vậy hãy nhớ nhạy cảm với những khác biệt này và điều chỉnh phong cách của bạn cho phù hợp
  1. Ủy nhiệm : Là một nhà lãnh đạo mới của các đồng nghiệp cũ, công việc của bạn đã thay đổi từ "hoàn thành công việc" sang "quản lý mọi người để hoàn thành công việc", vì vậy điều cực kỳ quan trọng là bạn ủy thác một cách hiệu quả. Đừng phạm sai lầm khi nghĩ rằng bạn có thể làm tất cả vì bạn là sếp. Bạn vẫn có những kỹ năng và khả năng như ngày hôm qua (khi bạn là một người trong nhóm). Tuy nhiên, nếu bạn không ủy thác, bạn có thể vô tình phát ra thông điệp "tôi không tin tưởng bạn sẽ làm tốt công việc như tôi." Ủy thác là trao quyền. Đó là động lực, và xây dựng niềm tin. Bạn thiết lập niềm tin càng nhanh, nhóm mới của bạn sẽ càng mạnh.
  2. Yêu cầu đào tạo: Những sếp mới được bổ nhiệm rất thường xuyên bị chìm nghỉm hoặc vùng vẫy trong công việc mà không có hướng dẫn trực tiếp - vừa học vừa làm mà không có giáo viên hướng dẫn không phải là cách tốt. Hãy đề xuất yêu cầu được bồi dưỡng và nâng cao năng lực nếu có thể. Tìm kiếm một ai đó để hướng dẫn (mentor) cho bạn. Hãy chủ động để phát triển bản thân và tìm kiếm cơ hội cải thiện kỹ năng quản lý và lãnh đạo của mình.

Tóm lược

Các thành viên trong nhóm có thể gặp khó khăn khi làm việc với một đồng nghiệp cũ trở thành sếp của họ - và cũng là khó khăn cho bạn, với tư cách là sếp mới.

Bạn cần phải chấp nhận rằng bạn có thể không phải lúc nào cũng được yêu thích, và bạn phải cẩn thận với mọi điều bạn nói ra. Một số người có thể không hài lòng với thăng tiến của bạn.

Để quản lý quá trình chuyển đổi này, hãy lưu ý đến những thay đổi hiển nhiên và tinh tế trong mối quan hệ của bạn với các thành viên trong nhóm. Nếu bạn tìm cách giao tiếp cởi mở và trung thực về những kỳ vọng sẽ giúp bạn thành công. Được tôn trọng quan trọng hơn là được yêu thích - và hãy hiểu rằng đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất để bắt đầu dẫn dắt các đồng đội cũ của bạn.

 

Tin tức
Sinh viên thế kỉ 21 muốn thành công chắc chắn phải có kĩ năng làm việc chuyên nghiệp

Sinh viên thế kỉ 21 muốn thành công chắc chắn phải có kĩ năng làm việc chuyên nghiệp

Nhằm trang bị cho các bạn sinh viên những hành trang cơ bản nhất trước khi rời cánh cổng Đại học và tìm kiếm những thử thách mới, trường Đại học Ngoại thương với sự tài trợ của Tổ chức Đại học Pháp ngữ (AUF) và sự bảo trợ chuyên môn của TalentPool đã tổ chức chương trình đào tạo “Kỹ năng làm việc chuyên nghiệp thế kỷ 21” trong hai ngày 06-07/10/2018 vừa qua.